Chế độ bảo trì, bảo dưỡng thang máy

I. Bảo trì
Khi hết thời gian bảo hành hai bên sẽ bàn bạc ký kết hợp đồng bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa thang máy cho thời gian tiếp theo.
II. Các công đoạn tiến hành
1. Sẵn sàng đội ngũ kỹ thuật, thiết bị dụng cụ cho khâu lắp ráp, sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì…
2. Xác định đúng nguyên nhân, đưa ra phương pháp khắc phục, giải phóng tối ưu
3. Tiến hành các thao tác nghiệp vụ:
– Hiệu chỉnh toàn bộ hệ thống.
– Chạy thử kiểm tra các thông số kỹ thuật.
– Tiến hành nghiệm thu bàn giao.
4. Tổ chức đội ngũ bảo trì sửa chữa sẵn sàng đảm bảo công việc 24/24 giờ nhằm phục vụ khẩn cấp theo yêu cầu của khách hàng, thường xuyên liên lạc với bộ phận kỹ thuật để hỗ trợ giải quyết.
5. Tổ chức tập huấn cho cán bộ công nhân viên, kết hợp với chuyên gia trong và ngoài nước.
6. Chấp hành nghiêm chỉnh an toàn kỹ thuật phù hợp với quy định tiêu chuẩn Việt Nam 5744 – 1993 Vụ thanh tra Nhà nước đã ban hành.
7. Hướng dẫn sử dụng thao tác, phổ biến nội quy sử dụng thang máy nhằm đảm bảo an toàn cho khách hàng và tuổi thọ của thang máy.
III. Các công việc cụ thể
Một tháng 1 lần cử cán bộ kỹ thuật đến công trình.
1. Làm sạch toàn bộ ray dẫn bằng hoá chất, nếu thiếu đề nghị bổ xung dầu.
2. Kiểm tra hệ thống dẫn động: động cơ điện, hộp giảm sóc, bổ xung dầu khi cần thiết.
3. Kiểm tra hiệu chỉnh hoặc thay thế các thiết bị an toàn: cáp treo tải, phanh hãm, phanh dừng khẩn cấp, khóa liên động, công tắc cực hạn…
4. Xem xét, siết chặt các bulông, đai ốc, căn chỉnh các guốc dẫn hướng,
5. Kiểm tra sự làm việc của các cửa tầng, cửa cabin, điều chỉnh thay thế khi cần thiết.
6. Kiểm tra toàn bộ hệ thống đảm bảo thang máy hoạt động bình thường an toàn.
7. Khi thang máy có sự cố đột xuất:
– Trong giờ làm việc (từ 8h đến 17h ) khi nhận được thông báo chậm nhất sau 2h Công ty sẽ có trách nhiệm cử đội sửa chữa đến khắc phục.
– Tổ chức đội sửa chữa thường trực 24/24 giờ
8. Các thang máy hoạt động đều có hồ sơ lý lịch, nhật ký kỹ thuật theo dõi chi tiết liên tục, thường xuyên báo cáo tổng hợp cho Công ty.

Tin Liên Quan